Cà gai leo là cây gì? Công dụng thực sự của cà gai leo với sức khỏe như thế nào?

19 views

Có thời điểm, tại Quảng Ngãi rộ lên thông tin cà gai leo chữa khỏi được bệnh ung thư gan, nhiều người chưa kịp kiểm chứng độ chính xác của tin này đã ồ ạt “săn lùng” dược liệu này. Sau một thời gian thì thông tin này cũng đã được đính chính lại là chưa đúng sự thật. Vậy cà gai leo chữa bệnh gì và có công dụng thực sự ra sao?

Cà gai leo là cây gì?

Cây cà gai leo còn có những tên gọi khác như cà dây leo, cà quýnh, gai cườm, cà lù, cà vạnh… Tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae

Cà gai leo là vị thuốc quý được y học cổ truyền ghi nhận có nhiều tác dụng với sức khỏe đặc biệt là gan, giúp tăng cường chức năng gan, ổn định tế bào gan.Y học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu và chứng minh cà gai leo có chứa những hoạt chất quý cho gan.

Hình ảnh cây Cà gai leo

Để nhận diện đúng cây cà gai leo thông qua những đặc điểm sau:

  • Cà gai leo là loài cây sống nhiều năm, sống leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cây phân nhiều cành nhánh,  dài khoảng 1m
  • Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phân nhiều cành, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai cong
  •  Lá mọc so le hình bầu dục hay thuôn, phiến lá nông, không đều, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt, phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai.
  • Hoa màu tím hoặc trắng mọc thành xim gồm 2 – 5 hoa, nhị vàng
  • Quả mọng, hình cầu khi chín có màu đỏ tươi đẹp mắt, cuống dài, màu vàng khi chín màu đỏ
  • Hạt dẹt màu vàng

Cà gai leo mọc ở đâu?

Cà gai leo là thực vật mọc hoang ở nhiều nơi trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam.  Nhưng phổ biến nhất vẫn ở Miền Bắc nước ta nhất là các tỉnh có khí hậu nóng như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình.

Ngày nay, nguyên liệu cà gai leo tự nhiên ngày một cạn kiệt nên người ta trông ngày càng rộng rãi. Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị hiếm hoi tiên phong xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo rộng gần 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội được kiểm soát nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn GACP.

Có mấy loại cà gai leo?

Có nhiều cách phân loại cà dây leo như phân loại qua đặc điểm bên ngoài, người dân thường dựa vào màu sắc của hoa cà gai dây. Theo cách này, cà gai leo có 2 loại:

  • Cà gai leo hoa trắng: Đây là loại phổ biến, được sử dụng làm thuốc. Loại này có đặc điểm dây nhỏ, hoa màu trắng.
  • Cà gai leo hoa tím: Loại này thường chỉ được dùng để làm hàng rào. Đặc điểm của cà gai dây hoa tím là có hoa màu tím, thân dây lớn hơn loại hoa trắng.

Ngoài ra, người ta còn phân loại cà gai leo theo vùng miền

  • Cà gai leo miền Trung: Thân cây cằn cỗi, màu nâu và cứng cáp. Cà dây leo có đặc điểm này là do khí hậu miền Trung tương đối khắc nghiệt.
  • Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: Thân cây màu xanh, bụ bẫm hơn

Các sản phẩm từ cà gai leo

Cà gai leo được thu hái quanh năm dùng làm thuốc. Rễ, cành, lá, quả được thu hái, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, có khi dùng tươi.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm từ cà gai leo như:

  • Viên nang cà gai leo
  • Trà cà gai leo;
  • Cao cà gai leo…

Đây đều là các thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

Cà gai leo có tác dụng gì, chữa bệnh gì?

Theo GS. TS Nguyễn Văn Mùi (Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân y 103), cà gai leo là một thảo dược được dùng trong điều trị viêm gan tốt hơn cả bồ bồ, nhân trần, diệp hạ châu đắng. Đây cũng là kết quả được chứng minh dựa trên nghiên cứu thực tiễn của Viện dược liệu Trung ương. Sở dĩ cà gai leo có nhiều công dụng với sức khỏe như vậy là do thành phần cà gai leo có rất nhiều thành phần quý giá làm nên công dụng của cà gai leo như

Thành phần hóa học của cà gai leo

  • Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, β – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on, rễ và lá có solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thủy phân dịch chiết rễ (Hoàng Thanh Hương 1980)
  • Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học thấy alkaloid, glycoalcaloid, saponin, Flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả

Hỗ trợ điều trị viêm gan virus, nhất là viêm gan B:

Trong đề tài luận án tiến sỹ y học năm 1999 của BS. Trịnh Thị Xuân Hòa (Viện Quân y 103) thử nghiệm chiết xuất Cà gai leo trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động cho thấy Cà gai leo có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm giảm nồng độ virus trong máu.

Làm hạ men gan:

Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, Cà gai leo đã được cố GS. Phạm Kim Mãn (Viện Dược liệu Trung ương) nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm hạ men gan cao rất rõ rệt chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan:

Ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan, làm giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm: Hai công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu Trung ương từ 1987-2000 đã công bố Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp sợi collagen trong tế bào gan nên giúp ức chế hình thành các tổ chức xơ hiệu quả.

Giúp giải độc gan, hạ chế hủy hoại tế bào gan, bảo vệ gan

Các hoạt chất trong cây Cà gai leo có tác dụng cao trong việc bảo vệ gan khỏi các chất độc hại ngoài môi trường, hạn chế các tổn thương gan và giải độc gan rất nhanh chóng.

Ngoài công dụng chữa bệnh gan, đau lưng, cà gai leo còn giải độc khi bị rắn cắn. Tác dụng của cà gai dây là giúp ngăn chặn và đào thải chất độc của nọc rắn ra khỏi cơ thể. Đây là cách giải độc rắn được những người đi rừng thường xuyên sử dụng. Nước cà gai dây uống rất an toàn cho cơ thể lại có tác dụng giải độc hiệu quả.Tuy nhiên, người bị rắn cắn nên đến các cơ sở y tế kiểm tra lại để chắc chắn nọc độc của rắn đã hoàn toàn được loại bỏ.

Cà gai leo có công dụng giải rượu

Tác dụng không ngờ của cà gai leo là giải rượu. Tác dụng này có được là do các hoạt chất quý trong cà gai dây:

  • Giúp tăng cường khả năng hoạt động của gan.
  • Giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đào thải độc tố tốt hơn.

Nhờ đó, người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh táo và khỏe mạnh khi sử dụng cà gai leo. Đặc biệt cà gai leo không chỉ giúp giải rượu mà còn có thể chống say cực tốt. Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng bia rượu, chỉ cần dùng một hàm lượng nhỏ cà gai dây cũng giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.Sử dụng cà gai dây có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Cà gai leo chữa bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hemophillus periusis gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân.Nguyên nhân do tà khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng.

Cà gai leo là loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bởi vậy, nó được dùng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ho gà.

Chữa cảm cúm, dị ứng

Nhờ các dược chất phong phú, cà gai dây chủ trị rất nhiều loại bệnh trong đó có cảm cúm, dị ứng. Đây đều là những căn bệnh thường gặp. Người bệnh có thể dùng nước sắc cà gai leo để giải độc gan, từ đó, chữa dị ứng tận gốc. Với cơ chế kháng khuẩn, cà gai dây ngăn ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.

Cách dùng cà gai leo chữa bệnh

Một số bài thuốc từ cà dây leo được dùng nhiều trong dân gian giúp chữa các bệnh như:

– Chữa rắn cắn: Dân gian Lào có lưu truyền kinh nghiệm là khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối, để cấp cứu kịp thời, có thể lấy 30 – 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị rắn cắn uống ngay lập tức, ngày uống 2 lần. Người bị nạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay, bớt đau nhức, ngủ được. Sang ngày hôm sau, tiếp tục cho uống nước sắc rế cà gai leo phơi khô ( 10 – 30g, rễ khô, chặt nhỏ, sao bang, nấu với 600ml còn 200ml). Mỗi ngày uống 2 lần. Dùng 3 – 5 ngày là khỏi hẳn. Bài thuốc này đã được bệnh viên Hưng Nguyên (Nghệ An) áp dụng chữa khỏi hoàn toàn cho 14 bệnh nhân, trong đó có trường hợp nguy kịch.

 Chữa tê thấp: Rễ cà gai leo, dây chiều, dây gắm, rễ thổ phục linh, rễ xích đồng nam, vỏ thân ngũ gia bì, dây tơ xanh, dây mặt quỷ mỗi loại 1kg, cành hoặc lá vông nem, dây đau xương mỗi loại 500g. Các nguyên liệu chặt nhỏ, nấu với nước nhiều lần để được 1 lít cao, sau đó thêm 500g đường, cô đặc còn 700ml. Đợi đến khi nước sắc nguội thì đổ thêm 300ml rượu 30 độ. Bảo quản nơi thoáng mát, ngày dùng 60ml chia làm 2 lần, mỗi lần 30ml. (Theo kinh nghiệm của Hợp tác xã Hợp Châu).

 Chữa ho gà: Lá chanh (30g), rễ cà gai leo (10g). Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.

– Chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt: Lấy thân, lá, rễ cà gai leo hãm nước uống hàng ngày. Ngoài ra, cây cà gai leo là loại cây không có tác dụng phụ nên mọi người có thể dùng hàng ngày ngay cả khi không mắc bệnh gì để tăng cường chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh.

– Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan: Toàn bộ thân, rễ, lá cà gai leo 30g, dừa cạn, chó đẻ răng cưa mỗi loại 10g. Tất cả đem sao vàng, sắc uống 1 thang/ngày.

– Dùng giải ngộ độc rượu, giải rượu:  Công dụng giải rượu của cà gai leo mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ hoặc dùng rễ chà răng sẽ không bị say, nếu bị say lấy 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, uống thay nước sẽ giúp nhanh tỉnh táo. Cà gai leo có thể dùng để chữa ngộ độc rượu rất tốt: lấy 100g cà gai leo khô (cả rễ, thân, lá) sắc với 400ml nước đến khi còn khoảng 150ml, uống khi còn ấm, dùng trong ngày.

– Hạ men gan, giải độc gan: Dùng 35g cà gai leo (toàn cây) khô, nấu với 1l nước, còn 300ml uống trong ngày thành 3 lần.

Lưu ý khi sử dụng cà gai leo:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên cho uống cà gai leo. Bởi trong thành phần cà gai dây có chứa hàm lượng một số chất không tốt cho cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ 6 tuổi không thích nghi được với các dược chất này. Nếu cố dùng sẽ ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ. Vì vậy các bậc phụ huynh lưu ý không được tùy tiện cho trẻ sử dụng cà gai dây.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang con bú không được dùng, nếu có nhu cầu sử dụng cần được thăm khám và tư vấn từ các bác sĩ.
  • Người dùng có thể uống nước cà dây mỗi ngày để cải thiện làn da mụn.
  • Người dùng không nên quá lạm dụng cà gai để chữa bệnh hoặc làm đẹp. Việc lạm dụng cà gai dây không những không đem lại tác dụng như ý muốn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều trị theo phương pháp Tây y thì không nên tự ý bỏ thuốc Tây để sử dụng các chế phẩm, nước sắc từ cây cà dây. Nếu muốn sử dụng cùng lúc 2 phương pháp thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ.

Dùng cà gai leo thế nào hiệu quả nhất?

Có nhiều cách sử dụng Cà gai leo mà phổ biến nhất hiện nay là dạng sắc uống, dạng cao và dạng viên nén. Vậy dạng nào cho hiệu quả tốt nhất, chúng ta hãy cùng phân tích.

Với dạng sắc uống, người dùng có thể mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để dùng dần. Người dùng chỉ cần lấy một lượng nhỏ 50g-60g cà gai leo khô đem rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước sau đó chắt nước uống hàng ngày.

Đây là cách dễ áp dụng nhất và cũng phù hợp với tâm lý người dùng vì nó thân thiện và truyền thống. Tuy nhiên, theo chuyên gia dược liệu, đây không phải là cách sử dụng cà gai leo tốt nhất vì sự đun nấu này không lấy hết được các hoạt chất quý trong Cà gai leo, có thể làm thất thoát tới 70% hàm lượng hoạt chất quý.

Vì thế, ở cà gai leo dạng sắc uống chỉ phù hợp với công dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, nếu người dùng muốn sử dụng để hỗ trợ viêm gan virus, xơ gan sẽ không cho hiệu quả cao, vì các hoạt chất trong dược liệu chưa được, gây mất thời thời gian và công sức của người bệnh.

Cà gai leo khô sắc uống có thể làm lãng phí hoạt chất quý

Dạng cao Cà gai leo cũng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Bởi hoạt chất glycoalkaloid trong Cà gai leo sẽ thu được hàm lượng cao nhất và phát huy tác dụng tốt nhất khi ở dạng cao (chiết xuất toàn phần). Do đó, với dạng đặc nên hàm lượng dược chất lớn hơn so với dạng sắc uống, người dùng chỉ cần dùng với lượng nhỏ mà vẫn cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan virus, xơ gan rất tốt.

Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dùng 3-4g cao đặc, pha với 200ml là có thể dùng ngay, tiện dụng hơn rất nhiều so với việc sắc hãm cầu kì, phức tạp. Tối ưu như vậy nhưng người dùng cũng cần biết rằng không phải cao Cà gai leo loại nào cũng tốt mà chất lượng của nó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình cô cao.

Nếu cô cao thủ công tự nấu, nhiệt độ không ổn định, thời gian không chuẩn, lượng nước không cô cạn đúng chỉ tiêu thì cũng làm thất thoát hàm lượng hoạt chất trong Cà gai leo và giảm đáng kể chất lượng của cao. Do đó, người dùng nên chọn mua cao của các công ty uy tín, tránh việc mua phải cao chất lượng kém.

Còn dạng viên nén Cà gai leo chính là dạng bào chế từ cao Cà gai leo đã làm mất nước hoàn toàn thành dạng cao khô. Đây là dạng cao cấp nhất, giúp tối ưu hóa hàm lượng hoạt chất trong Cà gai leo, thời gian bảo quản cũng lâu hơn rất nhiều nên là dạng tiện dụng nhất và rất thích hợp để mang đi xa, không phải mất công pha chế hay đun hãmVì thế, đây là cách sử dụng Cà gai leo được nhiều chuyên gia gan mật khuyên dùng.

Vùng trồng cà gai leo sạch lớn nhất Việt Nam tại Mỹ Đức – Hà Nội

Khâu chọn giống, chọn cây mẹ đi nhân giống là cây thuần chủng sau đó đem nhân giống trong nhà kính để tránh trường hợp thụ phấn chéo với giống cà khác. Quá trình trổng trọt, chăm sóc, thu hái phải đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.

Vì thế, những cây Cà gai leo Tuệ Linh đạt tiêu chuẩn GACP – WHO đem đi định lượng tại Viện Dược Liệu Trung ương, cho hàm lượng Glycoalkaloid đạt mức 0.75%, cao hơn 7 đến 8 lần so với hàm lượng dược chất quy chuẩn.

 

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn